Valentine's Day Wallpapers 2016

Trước tốc độ lây lan nhanh chóng của virus Zika, Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh.


Hiểm họa khôn lường
Thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khu vực châu Mỹ, virus Zika đang có tốc độ lây lan rất nhanh. Kể từ khi được phát hiện đầu tiên tại Brazil vào tháng 5/2015 đến ngày 23/01/2016, virus này đã lan truyền tới 21 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ.
Bệnh nhân nhiễm virus Zika đã xuất hiện ở một số quốc gia châu Âu như Anh, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ… tất cả các đối tượng đều là người trở về từ các quốc gia trong vùng dịch bệnh. Virus Zika đã ghi nhận tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á, như Thái Lan, Đài Loan, nơi có sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động rất lớn.
Virus Zika
Virus Zika được cho là có dính líu tới 4.000 ca nghi nhiễm của bệnh teo não
Từ khi Zika bùng phát ở khu vực Nam Mỹ và Caribean năm ngoái, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ gây tổn thương não tăng đột biến. Nguy hiểm hơn nữa, những bà mẹ trong lúc mang thai nếu bị muỗi vằn Aedes mang virus cắn phải thì nhiều khả năng đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh với đầu nhỏ bất thường.
Đặc biệt, hiện tại, loại virus "gây teo não" này chưa có thuốc chữa và vaccine phòng bệnh. Các chuyên gia y tế cho biết, phải mất 10 năm nữa mới có vaccine ngừa virus nguy hiểm trên.
Nhiều nước trên thế giới đã phải kêu gọi phụ nữ đừng mang thai để tránh lây nhiễm virus Zika cho con của mình. Bà Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi sự lây lan cơn dịch như vũ bão này là điều cực kỳ đáng lo lắng.
Phòng chống virus Zika
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus Zika nhưng loại virus này đã xuất hiện ở một số nước trong khu vực. Vì vậy, nguy cơ xâm nhập và lan truyền bệnh vào Việt Nam là rất lớn. Do đó, phòng chống virus Zika cực nguy hiểm này đang là nhiệm vụ tối quan trọng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hiện tại, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới để theo dõi sát diễn biến và các nguy cơ của bệnh cũng như tăng cường các biện pháp giám sát, phòng chống dịch bệnh ở nước ta. Ngày 28/1/2016, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi các Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur về biện pháp tổ chức phòng chống dịch Zika "ăn não người" ở trẻ nhỏ.
Theo đó, các đơn vị tổ chức ngay các hoạt động giám sát trường hợp nghi mắc bệnh do virus Zika, đặc biệt các trường hợp đi về từ các quốc gia hiện đang có dịch bệnh. Lồng ghép hoạt động giám sát virus Zika vào hoạt động giám sát trọng điểm sốt xuất huyết Dengue. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đầu mối, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để thống nhất quy trình xét nghiệm phát hiện virus Zika.
Các Viện chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị kiểm tra, vật tư tiêu hao, phương tiện vận chuyển mẫu, đảm bảo đủ sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm, chẩn đoán xác định các mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm vius Zika. Chỉ đạo hướng dẫn hỗ trợ các địa phương tăng cường giám sát những trường hợp nghi nhiễm virus Zika, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra.
Virus Zika
Đồng thời, Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Cụ thể như sau:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần, thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Hàng tuần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.
Hide
X